Nên làm gì khi người lao động nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19?

COVID-19

Trong tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng, dù toàn dân đã tự nâng cao ý thức 5K và thực hiện lệch giãn cách toàn xã hội nhưng đâu đó vẫn có những nhân viên văn phòng hay công nhân nhà máy vẫn đang phải đi làm theo sự phân chia giờ giấc cụ thể của cấp trên. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động và người lao động phải có đủ hiểu biết để tự bảo vệ mình, nhắc nhở nhân viên và lên kế hoạch phòng bị kịp thời trong trường hợp xấu nhất. Dưới đây là bộ câu hỏi ứng phó với từng tình huống khác nhau trong trường hợp tại nơi làm việc có xuất hiện COVID-19.

  1. Nên làm gì khi người lao động đi làm với triệu chứng gần giống COVID-19?

– Nếu nghi ngờ nhân viên có biểu hiện mắc COVID-19, họ nên tránh tiếp xúc với nhân viên khác, khách hàng, đối tác…Sau đó, nên ngay lập tức báo với cấp trên và trở về nhà, không ở lại nơi làm việc quá lâu.

– Không nên tự ý đi xét nghiệm mà nên chủ động liên hệ với CDC để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách để phòng tránh lây lan virus. Không quay trở lại nơi làm việc cho tới khi bản thân được xác nhận hoàn toàn khỏe mạnh từ nhân viên y tế.

  1. Nên làm gì khi người lao động được xác nhận nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19?

Khi đã xác nhận tại nơi làm việc có người nghi nhiễm hoặc nhiệm COVID-19, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn để vệ sinh và khử trùng khu vực hợp lí, ngăn chặn sự lây lan của virus, cụ thể như sau:

Thời gian khử trùng (được tính từ lúc phát hiện ca nhiễm tại nơi làm việc) Những công việc nên làm Lưu ý khi phun thuốc khử trùng
Trong vòng 24 giờ – Phong tỏa khu vực làm việc của người bệnh và các khu vực lân cận

– Vệ sinh bề mặt và phun khử trùng không gian phong tỏa

– Mang khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ để tránh tiếp xúc với các bề mặt hay giọt bắn còn sót lại trong không khí

– Nhân viên sau khi thực hiện nhiệm vụ khử trùng nâng cao ý thức cách li, tăng cường vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với người khác

– Sau khi làm nhiệm vụ, các dụng cụ như khẩu trang, găng tay, kính chắn…của người phun thuốc khử trùng cần được xử lí đúng cách và thải bỏ đúng nơi quy định

Sau khử trùng 1 ngày – Thông gió khu vực phong tỏa để tăng trao đổi không khí

– Nếu cần, có thể vệ sinh thường xuyên hơn để làm sạch bề mặt tiếp xúc. Khi cần có thể khử trùng thêm trong thời gian này

Sau 3 ngày – Không cần khử trùng nhưng công tác vệ sinh cần được đảm bảo.

– Đảm bảo không khí thoáng lưu thông, để nhiều ánh nắng. Không nên đóng kín khu vực gây bí và gây ẩm trong không gian

 

  1. Trong trường hợp cần sàng lọc tại nơi làm việc, nên sử dụng loại xét nghiệm nào?

– Hiện tại, chúng ta vẫn không thể chắc chắn người sau khi khỏi COVID-19 có hoàn toàn khỏe mạnh và không tái nhiễm hay không. Vì vậy, không thể sử sụng xét nghiệm kháng thể trong trường hợp này vì lí do trên. Cách xét nghiệm nhanh phổ biến hiện nay là lấy dịch cuống họng của mỗi người, phân tích nhanh và đưa ra kết quả dương tính/âm tính với virus.

– Người sử dụng lao động nên chủ động liên hệ với cơ quan chức năng và cơ quan y tế trong trường hợp cần xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người lao động để ngăn ngừa nguy cơ lây lan xung quanh khu vực làm việc, cụ thể ở đây là xét nghiệm Phát hiện nhanh kháng nguyên – Rapid Antigen Detection, sẽ được đề cập trong chuyên đề “Phân loại xét nghiệm COVID-19 phổ biến hiện nay”.