Cơ chế gây bệnh suy hô hấp của virus SARS-CoV-2

SARS-CoV-2

I. 3 điều cơ bản cần biết về SARS-CoV-2

  1. SARS-CoV-2 là gì và đến từ đâu?

– Virus corona là chủng virus mới chưa từng xất hiện ở người. Hình dạng của corona là chủng virus cầu được bao bọc bằng những chiếc gai bên ngoài, được gọi là thụ thể. Cái tên SARS-CoV-2 được bắt nguồn từ việc đây là loại virus gây ra bệnh suy hô hấp cấp (Severe Acute Respiratory Syndrome – SARS), và nó là chủng corona hệ thứ 2, sau khi chủng hệ 1 đã gây ra Hội chứng Suy hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome – MERS) vào khoảng năm 2002 – 2003.

– SARS-CoV-2 (hay còn gọi là COVID-19, theo WHO) bắt nguồn từ chợ hải sản tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Tính đến nay đã có gần 185 triệu ca nhiễm trên khắp các vùng quốc gia và lãnh thổ.

  1. Cấu tạo của virus SARS-CoV-2

– Virus SARS-CoV-2 có hình dạng cầu, có các gai thụ thể bao bọc xung quanh. Sau khi dịch bệnh bùng phát, các nhà khoa học đã nhanh chóng lao vào công cuộc giải mã hệ gen của virus để tìm ra cơ chế phát bệnh trong cơ thể và từ đó lây lan giữa người với người.

Virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi

– Giải mã cấu trúc của virus SARS-CoV-2:

Cấu trúc virus SARS-CoV-2

+ phần lõi bên trong của virus chứa gen di truyền (viral genetic material), giúp mã hóa, dịch mã, điều hòa và tiến hành nhân bản virus nhanh hơn/

+ phần vỏ chứa protein để bảo vệ lớp màng bên trong và hòa màng tế bào của virus với màng tế bào của vật chủ bị virus tấn công.

+ bề mặt virus có chứa nhiều gai protein S hướng ra ngoài, chính là các thụ thể (hay chìa khóa) để giúp virus gắn chặt vào thụ thể của vật chủ, từ đó nó có thể tái thiết lập chương trình và nhân bản virus trong cơ thể mang bệnh. Ngoài ra còn có những protein khác như protein màng (M), protein vỏ (E) và protein nucleic (N).

  1. Cơ chế tấn công cơ thể của SARS-CoV-2

– SARS-CoV-2 chủ yếu tồn tại trong các giọt bắn (khi hắt hơi, ho, nói chuyện…) và dịch nhầy (đờm, nước bọt…) của người nhiễm virus. Khi họ nói chuyện, các giọt bắn chứa SARS-CoV-2 cũng theo đó mà bay ra ngoài và xâm nhập vào vật chủ khỏe mạnh thông qua đường hô hấp.

– Sau khi xâm nhập vào vật chủ, virus nhanh chóng đi theo niêm mạc mũi, tại đây virus tấn công niêm mạc bằng cách gắn chặt các gai thụ thể protein vào thụ thể niêm mạc và nhanh chóng nhân bản theo mã gen.

Cách virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể vật chủ

– Khi số lượng virus trong cơ thể đủ lớn, hệ miễn dịch bắt đầu làm việc để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, lúc này hệ miễn dịch vẫn chưa có khả năng nhận biết virus và do số lượng tế bào miễn dịch quá ít so với lượng virus đã nhân bản nên hệ miễn dịch bị vô hiệu hóa và vật chủ chính thức mắc COVID-19.

II. 3 triệu chứng sớm nhất khi mắc COVID-19

  1. Sốt

– Đây là một trong 3 biểu hiện đầu tiên của cơ thể khi có nghi ngờ bị nhiễm COVID-19 vì đây là hiện tượng cho thấy khả năng hệ miễn dịch đã làm việc quá mức để ngăn chặn virus xâm nhập vào phổi.

– Thông thường, người bị COVID-19 sẽ bị sốt nhẹ đến khi vượt quá 38oC. Nhưng chỉ dựa vào sốt thì khổng thể chắc chắn một người có bị nhiễm COVID-19 hay không vì thân nhiệt của người thường tăng vào từ giờ chiều tối trở đi.

  1. Ho khan: triệu chứng ho do COVID-19 gây ra thường là ho khan, gây rát cổ và không thể trị dứt điểm bằng các thuốc ho thông thường.
  2. Mệt mỏi: theo các nghiên cứu của WHO, khoảng 40% số người nhiễm COVID-19 trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ và kiệt sức. Trạng thái này thậm chí vẫn tiếp tục kéo dài ngay khi người bệnh đã hết dương tính với COVID19 một vài tuần.

III. Điều trị COVID-19

– Khi cấp cứu bệnh nhân COVID-19, do đây là bệnh suy hô hấp cấp nên hầu hết các bệnh nhân sẽ được chạy máy thở để duy trì nồng độ oxy cần thiết theo nhu cầu cơ thể.

– Tuy nhiên, phương pháp máy thở chỉ là tạm thời. Để hạn chế dịch lây lan, cần tuân thủ các quy tắc bảo vệ sức khỏe cá nhân, sức khỏe cộng đồng.

– Hiện nay trên thế giới đã có các lọa vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng rộng rãi theo từng cơ chế khác nhau. Chỉ khi tạo ra miễn dịch cộng đồng theo quy mô lớn, đại dịch mới được ngăn ngừa và trở thành một căn bệnh thông thường.

Nguồn:

  1. https://vnvc.vn/virus-corona-2019/
  2. https://www.nature.com/articles/s41467-020-18319-6
  3. https://www.nature.com/articles/d41586-020-00660-x