3 loại biến thể của virus SARS-CoV-2

SARS-CoV-2

Do các lỗi xảy ra trong quá trình phiên mã, dịch mã như chèn, xóa hoặc lặp lại một đoạn gen nên đã tạo nên các mã gen mới dẫn đến các biến thể khác nhau của virus. Các đột biến của virus được phát hiện khắp nơi trên thế giới, gây khó khăn trong việc điều chế vaccine phòng ngừa.

Theo Hiệp hội Liên ngành SARS-CoV-2 của Chính phủ Mỹ, các biến thể của virus được chia thành 3 loại lớn, đó là: Biến thể liên quan (Variant of Interest), Biến thể gây lo ngại (Variant of Concern) và Biến thể gây suy giảm cao (Variant of High Consequence). Mỗi phân loại cao hơn sẽ bao gồm những biến chủng có mức độ nguy hiểm và lây lan ở phân loại thấp hơn, tình trạng của từng loại biến thể có thể nặng hơn hoặc nhẹ đi tùy thuộc vào các minh chứng khoa học cụ thể. Những biến thể này khiến cho đại dịch COVID-19 toàn cầu trở nên khó lường và khó kiểm soát hơn, đòi hỏi mọi người phải liên tục cập nhật thông tin đầy đủ các thông tin từ yếu tố dịch tễ cho đến sự xuất hiện của từng biến chủng tại khu vực đang sinh sống.

I. Biến thể liên quan (Variant of Interest)

– Đây là nhóm biến thể với các dấu hiệu di truyền có liên quan đến những thay đổi về liên kết thụ thể, giảm khả năng trung hòa bởi các kháng thể được tạo ra chống lại nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của phương pháp điều trị, tác động chẩn đoán tiềm ẩn hoặc sự gia tăng dự đoán về khả năng lây truyền hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh.

– Các đặc điểm có thể có của một biến thể liên quan:

+ các dấu gen đặc trưng dùng cho chẩn đoán khả năng lây truyền, điều trị hoặc kháng miễn dịch

+ biến thể liên quan được xem là nguyên nhân cho việc gi tăng tỉ lệ mắc bệnh hoặc các cụm ổ dịch duy nhất

– Khi biến thể liên quan xuất hiện, cần có những biện pháp y tế cụ thể như tăng cường giám sát và nghiên cứu phòng thí nghiệm để đánh giá mức độ lây lan của virus, mức độ nghiêm trọng và hiệu quả của vaccine hiện thời.

– Một số biến thể liên quan: B.1.427, B.1.429, B.1.617.1, P.2…

II. Biến thể gây lo ngại (Variant of Concern)

– Đây là nhóm biến thể có bằng chứng rõ ràng trong sự gia tăng khả năng truyền nhiễm, triệu chứng bệnh nặng hơn (tăng tỉ lệ nhập viện hoặc tỉ lệ tử vong). Biến thể cũng làm giảm khả năng trung hòa của kháng thể được tạo ra trong quá trình nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trước đó, từ đó suy giảm hiệu quả của vaccine hoặc thất bại trong chẩn đoán bệnh.

– Một vài đặc điểm của Biến thể gây lo ngại:

+ ảnh hưởng lên quá trình chẩn đoán, điều trị và vaccine

+ gây nhiễu chẩn đoán trên diện rộng

+ giảm khả năng bảo vệ của vaccine hiện thời

+ giảm tính nhạy cảm với một hoặc nhiều phương pháp điều trị

+ gia tăng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh

– Một số Biến thể gây lo ngại gần đây: B.1.1.7 (Alpha), B.1.351 (Beta), B.1.617.2 (Delta), and P.1 (Gamma)… Trong đó, một vài loại biến chủng COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam chính là:

+ chủng B.1.1.7 (Alpha): xuất hiện tại Anh vào tháng 12-2020, gây nên đợt bùng phát mạnh tại châu Âu. Biến chủng này gây dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh.

+ chủng B.1.351 (Beta): có nguồn gốc từ châu Phi và đã được ghi nhận xuất hiện tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Chủng này xuất hiện ở Việt Nam thông qua một chuyên gia Nam Phi nhập cảnh vào cuối tháng 1-2021.

– Đối với biến thể này, cần:

+ những biện pháp y tế cụ thể như sự giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới, các báo cáo cho CDC, cơ quan chức năng…

+ đẩy mạnh công tác xét nghiệm nhanh, kiểm tra hiệu quả của vaccine cũng như các phương pháp điều trị hiện thời

+ vì có mức độ lây lan nhanh, cần nhanh chóng xem xét và phát triển vaccine mới có độ tương thích và bảo vệ cao hơn

III. Biến thể gây suy giảm cao (Variant of High Concern)

– Biến thể gây suy giảm cao là biến chủng virus gần như có khả năng làm giảm hoạt các biện pháp y tế đã từng áp dụng trước đó.

– Biến thể gây suy giảm cao có khả năng:

+ gây nhiễu các kết quả chẩn đoán

+ làm giảm đáng kể hiệu quả của vaccine trong việc tạo ra kháng thể, gây suy giảm khả năng bảo vệ miễn dịch của vaccine

+ trầm trọng hóa các triệu chứng nhiễm bệnh, tăng tỉ lệ nhập viện

– Hiện tại, chưa có loại biến thể nào có mức độ nguy hiểm để trở thành Biến thể gây suy giảm cao. Đối với loại biến chủng này, cần đặc biệt lưu ý và thông báo cho CDC và WHO theo các Quy định Y tế; đồng thời triển khai các chiến lược ngăn ngừa; tiến hành nghiên cứu vaccine mới phù hợp hơn.

Nguồn:

  1. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/variants/variant-info.html
  2. http://kiemsoatbenhtatphutho.gov.vn/Chuyen-muc-tin/Chi-tiet-tin/tabid/92/t/5-bien-the-moi-cua-virus-sars-cov-2-ghi-nhan-tai-viet-nam/title/14279/ctitle/18/language/vi-VN/Default.aspx