Lợi ích của xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 bằng nước bọt

Xét nghiệm nhanh chẩn đoán COVID-19 dựa trên nước bọt đã được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế Công cộng Yale (Mỹ) vào năm ngoái. Phương pháp này phát hiện các protein (hoặc kháng nguyên) trên bề mặt của vi-rút COVID- 19 thông qua mẫu nước bọt, thay vì mẫu dịch từ cổ họng.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature vào tháng 2/2021, đánh giá độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 mẫu nước bọt so với phương pháp mẫu tỵ hầu (mũi họng) cho thấy:
– Giai đoạn sớm (0-7 ngày sau tiếp xúc): xét nghiệm trên mẫu nước bọt có độ nhạy cao hơn.
– Sau giai đoạn sớm (8-14 ngày sau tiếp xúc): xét nghiệm trên nước bọt có độ nhạy thấp hơn.
– Độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 phụ thuộc vào nồng độ virus: độ nhạy của xét nghiệm tỷ lệ thuận với tải lượng virus.
Đây là phương pháp chẩn đoán nhanh COVID-19 khá đơn giản, ít tốn kém và ít xâm lấn hơn so với phương pháp xét nghiệm nhanh truyền thống như ngoáy mũi họng. Các kết quả cho thấy nước bọt có độ nhạy cao và chính xác như phương pháp cũ. Qua đó, có thể phát hiện người mắc Covid-19 ngay giai đoạn mới nhiễm thay vì phải chờ phơi nhiễm 7-10 ngày như xét nghiệm phát hiện kháng thể.
Nguồn: